.
.
.

Giáo dục Tiểu học là gì? Những điều cần biết và cơ hội của ngành Giáo dục Tiểu học

Giáo dục Tiểu học được biết đến là một trong những giai đoạn quan trọng nhất để hình thành nên kiến thức của các em học sinh. Vậy vì sao giáo dục tiểu học quan trọng đến thế và tìm hiểu những điều cần biết và cơ hội của ngành Giáo dục Tiểu học.

Giáo dục Tiểu học là gì?

Giáo dục Tiểu học và ngành Giáo dục Tiểu học

Giáo dục Tiểu học là giai đoạn thứ nhất của bậc giáo dục bắt buộc. Đây là bậc giáo dục cho trẻ em từ lớp một tới hết lớp năm. Được xem là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em cũng như là khoảng thời gian hình thành nhân cách và năng lực.

Giáo dục tiểu học là ngành học đào tạo nên những giáo viên có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, phù hợp trong công tác giảng dạy và đào tạo các em học sinh ở bậc tiểu học một cách có trách nhiệm và bài bản.

Giáo dục Tiểu học là gì?

Mục tiêu và vai trò của ngành Giáo dục Tiểu học

Mục tiêu của ngành Giáo dục Tiểu học chính là đào tạo ra các cử nhân chuyên ngành Giáo dục Tiểu học có đầy đủ năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức để có thể trở thành người truyền đạt tri thức và trí tuệ cho học sinh.

Vai trò của ngành Giáo dục Tiểu học cũng quan trọng không kém khi phải là nâng cao chuyên môn và kỹ năng cũng như nghiệp vụ sư phạm của các sinh viên theo học ngành này trong tình hình đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khối thi và điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học

Vậy để có thể theo học ngành Giáo dục Tiểu học thì học sinh cần ôn luyện các môn thi của khối nào? Và đâu là điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học

Các khối xét tuyển và tổ hợp môn thi

Các khối xét tuyển ngành Giáo dục tiểu học thông thường bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
Khối thi và điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học

Khối thi và điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học

Điểm chuẩn ngành Giáo dục Tiểu học

Hiện nay mức điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học không cố định mà sẽ thay đổi theo từng năm và phụ thuộc vào chất lượng thi của thí sinh với mỗi khối thi. Mức điểm chuẩn sẽ dao động trong khoảng từ 18 đến 25 điểm, tùy theo từng ngành và chuyên ngành. Điểm xét tuyển vào ngành Giáo dục Tiểu học sẽ dựa vào điểm của kỳ thi THPT Quốc gia.

Top các trường đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học (kèm điểm chuẩn 2021)

Đây là một trong những ngành đào tạo hot của nhiều trường ở nước ta, do nhu cầu tuyển dụng cũng khá nhiều. cũng như nghề giáo viên rất được xã hội coi trọng và yêu quý.

Một số trường đào tạo về ngành Giáo dục Tiểu học có chất lượng cao như:

  • Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
  • Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
  • Trường ĐH Sư phạm Huế
  • Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
  • Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng
  • Trường ĐH Sư phạm Đồng Nai,…

Có rất nhiều trường đào tạo, song chất lượng giảng dạy cũng có phần khác biệt, lựa chọn được ngôi trường phù hợp với năng lực của bản thân là cách tốt nhất để đạt kết quả học tập và rèn luyện tốt nhất cho mình.

Top các trường đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học (kèm điểm chuẩn 2021)

Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học

Chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học sẽ giúp sinh viên trang bị đầy đủ các kiến thức cùng kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp về giảng dạy và đào tạo. Qua đó có thể hoạch định, lên kế hoạch tổ chức giáo dục và dạy học, cũng như có được năng lực nghiên cứu, bổ sung kiến thức và tư duy, sáng tạo.
Dưới đây là khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học của trường Đại học Sài Gòn, mời quý phụ huynh và các bạn học sinh cùng tham khảo:

Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học

Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG

  • Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tiếng Anh I
  • Tiếng Anh II
  • Tiếng Anh III
  • Giáo dục thể chất I
  • Giáo dục thể chất II
  • Giáo dục thể chất III
  • Giáo dục quốc phòng I
  • Giáo dục quốc phòng II
  • Giáo dục quốc phòng III
  • Pháp luật đại cương

II. KIẾN THỨC CƠ SỞ

  • Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
  • Giáo dục học đại cương
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Tâm lí học đại cương
  • Công tác đội TNTP Hồ Chí Minh
  • Sinh lí trẻ em lứa tuổi tiểu học
  • Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và tâm lí học sư phạm
  • Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục – Đào tạo
  • Đại cương văn học Việt Nam
  • Lí luận văn học
  • Ứng dụng xác xuất thống kê ở trường tiểu học
  • Học phần tự chọn (8/29 tín chỉ)
  • Giáo dục môi trường
  • Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn tự nhiên – xã hội
  • Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Giới thiệu danh nhân văn hóa cho học sinh tiểu học
  • Giới thiệu danh nhân văn hóa Nam bộ
  • Phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học trên bình diện trường tự vựng ngữ nghĩa
  • Phát triển năng lực viết câu cho học sinh tiểu học bằng phép cải biến

III. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH

  • Học phần bắt buộc: 26/34 tín chỉ
  • Tập hợp logic
  • Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học
  • Cấu trúc đại số
  • Số học
  • Tiếng Việt 1
  • Tiếng Việt 2
  • Tiếng Việt 3
  • Văn học thiếu nhi
  • Cơ sở tự nhiên – xã hội 1
  • Cơ sở tự nhiên – xã hội 2
  • Tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục ở trường tiểu học
  • Học phần tự chọn (8/34 tín chỉ)
  •  Âm nhạc
  • Mỹ thuật
  • Phương pháp dạy học  âm nhạc
  • Phương pháp dạy học Mỹ thuật
  • Thực tế giáo dục và dạy học 1
  • Thực tế giáo dục và dạy học 2
  • Thực tế giáo dục và dạy học 3
  • Thực tế giáo dục và dạy học 4
  • Dạy học Tiếng Việt theo hình thức giao tiếp
  • Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong trường tiểu học
  • Dạy học truyện dân gian ở trường tiểu học
  • Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học tập đọc

IV. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

  • Học phần bắt buộc
  • Phương pháp dạy học Toán 1
  • Phương pháp dạy học Toán 2
  • Phương pháp dạy học Toán 3
  • Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt
  • Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
  • Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
  • Phương pháp dạy học Tiếng Việt 3
  • Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội 1
  • Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội 2
  • Thủ công – Kỹ thuật và Phương pháp dạy học thủ công – kỹ thuật
  • Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức
  • Thực hành Sư phạm 1
  • Thực hành Sư phạm 2
  • Thực hành Sư phạm 3
  • Thực hành Sư phạm 4

V. THỰC TẬP, THỰC TẾ

  • Thực tập sư phạm 1
  • Thực tập sư phạm 2
  • Thực tế bộ môn

VI. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/HỌC PHẦN THAY THẾ

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Cơ hội cho ngành Giáo dục Tiểu học là rộng mở do tình trạng thiếu hụt nhân lực trên cả. Cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trường dân lập, tư thục, quốc tế. Giáo viên sư phạm ngày nay cũng không chỉ gói gọn trong các hệ thống trường công lập như xưa mà còn mở rộng phạm vi sang các trường dân lập, tư thục và các hệ thống các trường song ngữ, quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, tân cử nhân ngành Giáo dục Tiểu học có thể làm tại:

  • Giáo viên dạy các môn chính đối với các trường từ bậc tiểu học đến giảng viên giảng dạy chuyên ngành Giáo dục Tiểu học tại các trường đại học, cao đẳng.
  • Nghiên cứu sinh tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu trực thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
  • Cán bộ làm việc trong hệ thống quản lý giáo dục từ địa phương tới Trung ương.
  • Làm việc với các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
  • Tiếp tục theo học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục Tiểu học, Quản lý giáo dục.
Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Mức lương ngành Giáo dục Tiểu học

Mức lương ngành Giáo dục Tiểu học sẽ được chia thành 2 mức như sau:

  • Nếu làm việc hay tham gia giảng dạy tại các cơ sở, đơn vị giáo dục của nhà nước, hệ thống công lập thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định hiện hành.
  • Nếu làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập thì khởi đầu cho những sinh viên mới ra trườngsẽ có mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu/ tháng. Mức lương có thể sẽ cao hơn tùy thuộc vào đơn vị tuyển dụng, năng lực cũng như kinh nghiệm của giáo viên.
Mức lương ngành Giáo dục Tiểu học

Mức lương ngành Giáo dục Tiểu học

Tố chất cần có của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Để có thể trở thành những giáo viên tiểu học với đầy đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy thì sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học cần có những tố chất sau:

  • Yêu thích giảng dạy và quan tâm trẻ nhỏ.
  • Có tính chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao.
  • Tâm huyết với nghề, có đạo đức và đặc biệt tấm lòng trong sáng.
  • Yêu nghề, đối xử công bằng với mọi học sinh.
  • Có tinh thần trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn, tìm tòi, học hỏi.
  • Chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩm chất chính trị chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
  • Có khả năng truyền đạt kiến thức tốt, rõ ràng, rành mạch.
Tố chất cần có của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Tố chất cần có của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Xem thêm: 

Trên đây chính là những thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi vì sao giáo dục tiểu học quan trọng đến thế và tìm hiểu những điều cần biết và cơ hội của ngành Giáo dục Tiểu học. Bamboo hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho quý vị phụ huynh và các bạn học sinh, qua đó có được cái nhìn trực quan và sâu rộng hơn về nghề cao quý này! Chúc các bạn một ngày tốt lành!

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan