.
.
.

Văn học lãng mạn là gì? Đặc trưng và tác dụng của văn học

Văn học lãng mạn được xem là một trong các trào lưu văn học. Có rất nhiều tác phẩm văn học lãng mạn nói về những giá trị cuộc sống, con người,…Nhiều người thường hiểu nhầm rằng văn học lãng mạn rất sến súa, luỵ hay quá xa rời hiện thực. Tuy nhiên cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, văn học lãng mạn đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học Việt Nam. Cùng Bamboo School tìm hiểu về văn học lãng mạn tại bài viết dưới đây nhé!

Văn học lãng mạn là gì?

Văn học lãng mạn là một trào lưu văn học. Trong văn học lãng mạn mang một khuynh hướng cảm hứng được khởi nguồn từ sự khẳng định cái tôi cá nhân, cá thể được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và cả trí tưởng tượng. Văn học lãng mạn mang xu thế giúp con người nhìn nhận vấn đề cuộc sống một cách khách quan nhất.

Văn học lãng mạn là gì?

Văn học lãng mạn có tác dụng như thế nào?

Văn học lãng mạn thường có 2 xu hướng là tích cực và tiêu cực. Nó chủ yếu được dùng với ba đề tài chính: thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo để thể hiện nỗi đau buồn cùng cực, sầu não hay thậm chí là tuyệt vọng, bơ vơ, cô đơn nhưng vẫn mang chút hy vọng về một thứ gì đó tốn hơn.
Ngoài ra còn thể hiện ý thức sâu sắc về cá nhân, cá tính. Hướng vào cái tôi cá nhân và đời sống nội tâm tràn đầy tình cảm, xúc cảm.

Văn học lãng mạn có tác dụng như thế nào?

Xu hướng văn học lãng mạn

Chủ nghĩa lãng mạn đến với văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX với thơ văn, từ khúc. Đến những năm 1930 1945, chủ nghĩa lãng mạn phát triển mạnh mẽ thành trào lưu rầm rộ với đầy đủ các đặc trưng của nó trên tất cả các thể loại với Tự lực văn đoàn, Hà Nội mới,… Từ đó, văn học lãng mạn cũng mang lại làn gió mới trong sự phát triển của văn học Việt Nam.

Xu hướng văn học lãng mạn

Đặc trưng của văn học lãng mạn

Nếu chủ nghĩa hiện thực thì nghiêng về phản ánh, chủ nghĩa lãng mạn nghiêng về bộc lộ thì chủ nghĩa lãng mạn là cảm nhận và suy nghĩ như thế nào thì viết ra như thế ấy. Văn học lãng mạn nghiêng về xu hướng hướng nội. Có thể nói đặc trưng lớn nhất của văn học lãng mạn là lấy tình cảm làm trung tâm, không quan trọng yếu tố cốt truyện.

Văn học lãng mạn chính là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người luôn muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét. Nó vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn “cái tôi” bị tổn thương của con người, nên thế giới trong văn học lãng mạn là thế giới mộng tưởng, đề cao tình cảm và tự do cá nhân.

Đặc trưng của văn học lãng mạn

Các tác phẩm văn học lãng mạn

Nói đến các tác phẩm văn học thì có rất nhiều tác phẩm văn học lãng mạng mang chiều hướng sâu sắc. Tuy lãng mạn nhưng các tác phẩm này không bi lụy mà vẫn cổ vũ con người sống lạc quan hơn nữa dù hoàn cảnh có khó khăn ra sao. Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu:
  • Hai đứa trẻ – Thạch Lam
  • Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
  • Nhà mẹ Lê – Thạch Lam
  • Nhà thờ Đức Bà Paris
  • Hồng lâu mộng
  • Kiêu hãnh và định kiến
  • Cuốn theo chiều gió (Gone With The Wind)
  • Tiếng chim hót trong bụi mận gai (The Thorn Birds)
  • Đồi gió hú (Wuthering Heights)
  • Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Các tác phẩm văn học lãng mạn

Xem thêm:

Trên đây là những nét đặc trưng của văn học lãng mạn. Với những chia sẻ trên từ Bamboo School hy vọng rằng bạn có cái nhìn đa chiều đối với các tác phẩm văn học Việt Nam hơn!

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan