.
.
.

Phương pháp chăm sóc trẻ bị ốm đúng cách

Phương pháp chăm sóc trẻ bị ốm đúng cách

Chăm sóc trẻ bị ốm đúng cách sẽ giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe và không gây những biến chứng nguy hiểm. Vậy khi trẻ bị ốm cần thực hiện chăm sóc thế nào đúng chuẩn thì các phụ huynh hãy theo dõi chia sẻ của Bamboo School qua nội dung bên dưới.

Phương pháp chăm sóc trẻ bị ốm đúng cách

Phương pháp chăm sóc trẻ bị ốm đúng cách

Dấu hiệu trẻ em bị sốt

Trẻ bị ốm sốt ngoài biểu hiện dễ nhận biết là thân nhiệt tăng cao còn có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Trẻ nhỏ sẽ quấy khóc nhiều, không chịu chơi như bình thường.
  • Bé uể oải, mệt mỏi và không năng động như trước.
  • Trẻ không cảm thấy ngon miệng khi ăn, chán ăn.
  • Trẻ có thể xuất hiện tình trạng nôn ói, khó thở.
  • Da nhợt nhạt chứ không hồng hào, cảm giác thiếu sức sống.
Dấu hiệu trẻ em bị sốt 

Dấu hiệu trẻ em bị sốt

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ốm để mau hồi phục

Chăm sóc trẻ bị ốm đúng cách sẽ giúp bé nhanh hồi phục và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi con bị ốm, phụ huynh hãy bình tĩnh và thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng chuẩn dưới đây.

Cho trẻ nghỉ ngơi

Khi bị ốm, trẻ cần nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường để giảm tình trạng mệt mỏi và lấy lại sức. Do đó, bố mẹ hãy để bé ở nhà và cho con vận động nhẹ nhàng để thư giãn, phục hồi cơ thể.

Một điều quan trọng là phụ huynh cần giữ môi trường sống, vui chơi, nghỉ ngơi của trẻ được sạch sẽ, thoáng mát, tránh khói bụi, nắng gắt. Lúc này hãy để trẻ làm những điều chúng thích nhằm giúp con cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Bổ sung đủ nước

Chăm sóc trẻ bị ốm cần chú ý bổ sung đủ nước. Bởi khi bé sốt, ốm rất dễ mất nước nên cần được cung cấp lượng nước cần thiết nhằm tránh tình trạng mệt mỏi, sốt cao. Ngoài nước lọc, phụ huynh hãy cho con sử dụng các thức uống khác giúp tăng sức đề kháng như nước ép trái cây, sữa… Bên cạnh đó, việc ưu tiên các món canh, súp, cháo… cũng giúp cơ thể trẻ dễ hấp thu và bổ sung lượng nước đã mất.

Bổ sung đủ nước

Bổ sung đủ nước

Xác định nguyên nhân gây sốt

Một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi chống lại tác nhân gây bệnh chính là sốt. Thế nhưng, đôi khi sốt cũng là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm nào đó. Bởi vậy, khi thấy con bị sốt, lờ đờ, mệt mỏi quá mức, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được xét nghiệm, kiểm tra nguyên nhân nhằm có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.

Chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách

Chăm sóc trẻ bị ốm sốt đúng cách bằng việc cho bé mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt, mỏng nhẹ và thoải mái. Khu vực sinh hoạt, nghỉ ngơi của con cần đảm bảo thông thoáng, mát mẻ.

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cần dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, liều lượng và cách sử dụng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và cho con dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Thông mũi cho bé

Khi trẻ bị sốt thường gây ra tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi sẽ khiến con khó thở, khó chịu. Do đó, phụ huynh hãy thông mũi cho con bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và dùng ống hút để loại bỏ chất nhầy trong mũi bé.

Thông mũi cho bé 

Thông mũi cho bé

Để trẻ dễ thở khi ngủ, bố mẹ hãy kê gối cao hơn bình thường một chút hoặc sử dụng máy làm ẩm không khí. Phụ huynh cũng có thể thoa chút tinh dầu dành riêng cho trẻ vào vùng da dưới lỗ mũi cũng là cách giúp con dễ chịu hơn.

Làm dịu cổ họng cho trẻ

Để giảm tình trạng ho, đau họng, phụ huynh hãy áp dụng những cách sau:

  • Cho trẻ uống nước ấm, sử dụng đồ ăn ấm.
  • Trẻ cần kiêng sử dụng nước và đồ ăn lạnh, nước có ga, có cồn, đồ ăn cay nóng.
  • Đối với trẻ lớn, bố mẹ hãy cho con súc miệng nước muối ấm 2 – 3 lần/ngày.
  • Trong trường hợp cần thiết có thể cho con sử dụng thuốc giảm đau họng nhưng cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc trẻ bị ốm

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc trẻ bị ốm đóng vai trò quan trọng giúp bé nhanh hồi phục. Vì thế, phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống cho con dưới đây.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Lúc này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ. Do đó, khi con ốm, mẹ hãy tăng số lần bú và thời gian bú. Cách này vừa giúp bổ sung các kháng thể vừa tăng cường lượng nước và dưỡng chất. Nếu bé không thể bú, mẹ hãy vắt sữa và đút cho con.

Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ bị ốm

Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ bị ốm

Trẻ trên 6 tháng tuổi

  • Trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài lượng sữa mẹ thì cần bổ sung thêm dinh dưỡng từ đa dạng các loại thực phẩm như thịt, trứng, cá…
  • Bố mẹ nên ưu tiên các món ăn mềm, loãng như súp, cháo, canh… để trẻ dễ hấp thụ và tiêu hóa. Cho con ăn thức ăn khi còn ấm vừa tăng cảm giác ngon miệng vừa làm dịu họng.
  • Bổ sung thêm nước trái cây, hoa quả chính để tăng cường khoáng chất, vitamin cho trẻ nhằm cải thiện sức đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ bị ốm trên 6 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ bị ốm trên 6 tháng tuổi

Kết luận

Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị ốm mà bambooschool.edu.vn chia sẻ nhằm giúp con sớm phục hồi sức khỏe. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức nhằm giúp con sớm khỏi bệnh và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan