.
.
.

Nguyên tắc vàng giúp phát triển cảm xúc của bé

Đi đôi với IQ đó chính là EQ. IQ là chỉ số chỉ số thông minh của một con người, còn EQ chính là trí tuệ cảm xúc. Vậy nên ta có thể thấy cảm xúc là một phần không thể thiếu khi nuôi dạy con trẻ. Vậy làm sao để con có được một sức khỏe tinh thần tốt và EQ cao? Hãy cùng bambooschool.edu.vn tìm hiểu qua nguyên tắc vàng giúp phát triển cảm xúc của bé nhé!

Cảm xúc là gì? 

Cảm xúc là một khái niệm vẫn được dùng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vậy phụ huynh có thật sự hiểu cảm xúc là gì không? Thật ra chúng ta có rất nhiều khái niệm khác nhau để nói về cảm súc. Cảm xúc là những gì bạn cảm thấy. Bạn có thể cảm thấy vui, bạn có thể cảm thấy buồn, tức giận, hạnh phúc hay là thất vọng,… Tất cả đều được gọi tên chung là cảm xúc cả. 

Cảm xúc là gì

Cảm xúc là gì?

Nhưng nếu xét về mặt khái niệm chuyên môn trong y khoa thì đây chính là những trạng thái, phản thái được truyền từ não, bởi những dây noron thần kinh của chúng ta khi tiếp nhận các thông tin từ ngoại cảnh. 

Các giai đoạn phát triển cảm xúc của bé 

Các bé sẽ có những giai đoạn phát triển cảm xúc khác nhau. Nhưng nhìn chung đối với trẻ dưới 1 tuổi thì thông thường chúng ta sẽ chia làm 4 giai đoạn phát triển cảm xúc, bao gồm: 

Từ 0-3 tháng tuổi:

Đây là lúc bé lần đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vậy nên các hành động cảm xúc của bé chỉ đơn giản chỉ là tìm hiểu và bắt chước người thân ở xung quanh. 

Các giai đoạn phát triển cảm xúc của bé

Từ 4-6 tháng tuổi:

Lúc này bé đã tiếp thu được một vài kiến thức đến giờ thế giới mới, cuộc sống mới. Bé có thể bập bẹ nói được một vài từ tròn chữ nhưng chưa có nghĩa và có thể cười thành tiếng. Đồng thời, phần lớn đây cũng là lúc trẻ sẽ biết mình muốn và thích cái gì trong tiềm thức. 

Các giai đoạn phát triển cảm xúc của bé

Từ 7-9 tháng tuổi:

Hơn nửa tháng đầu tiên của trẻ, trẻ sẽ dần hiểu được ngôn ngữ mà chính ba mẹ đang nói chuyện. Tuy nhiên chúng chỉ dừng lại ở những từ đơn giản và được lặp lại nhiều lần. Ví dụ như con sẽ phản ứng lại với tên của chính mình. Ngoài ra, còn cũng sẽ nói những từ như baba, mama và biết được mình thích gì, muốn gì. Biết tìm và trốn để tương tác với người thân.

Các giai đoạn phát triển cảm xúc của bé

Từ 10-12 tháng tuổi:

Lúc này trẻ sẽ bắt đầu biết cách thể hiện sự mong muốn của mình. Ví dụ như chỉ vào đồ vật mà bé thích để tìm kim sự chú ý của người lớn. Ngoài ra trẻ sẽ bắt chước tất cả các hành động của ba mẹ nhưng ở mức độ cao hơn như giả bộ nghe điện thoại, nấu ăn,… 

Các giai đoạn phát triển cảm xúc của bé

Những nguyên tắc vàng giúp trẻ phát triển cảm xúc của bé

Làm gương cho trẻ 

“Trẻ em là tờ giấy trắng”, mọi hành vi của người lớn đều sẽ trở thành một tấm gương để trẻ noi theo. Không chỉ trong hoạt động mà chính cảm xúc cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con. Ví dụ như cha mẹ luôn rầu rĩ, bi quan thì con cũng sẽ thường xuyên quấy khóc kể cả khi đã lớn hơn. Ngược lại, cha mẹ luôn lạc quan, tích cực thì con sẽ cười nhiều hơn, vui chơi nhiều hơn. 

Những nguyên tắc vàng giúp trẻ phát triển cảm xúc 

Giáo dục con ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào 

Vì con vẫn đang trong giai đoạn lớn lên và học những điều mới trên đời, vậy nên não bộ con sẽ thường xuyên tiếp thu kiến thức ở xung quanh mình 24/7. Mọi thứ đối với trẻ đều rất là mới lạ. Vậy nên dù ở nhà hay đi đâu, dù là sáng hay tối thì cha mẹ vẫn luôn phải chú ý giáo dục con để giúp bé nâng cao nhận thức và phát triển cảm xúc một cách hiệu quả. 

Những nguyên tắc vàng giúp trẻ phát triển cảm xúc 

Mỗi bé sẽ phù hợp với từng phương pháp dạy khác nhau 

“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể với những tính cách khác nhau. Vậy nên phụ huynh cần linh hoạt trong cách nuôi dạy con. Không thể áp dụng cách nuôi dạy của con người khác 100% vào chính con của chúng ta. Bậc cha mẹ nên linh hoạt, thay đổi một vài yếu tố và tham khảo thật nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra đâu là phương hướng tốt nhất để con cải thiện khả năng ứng xử nhé! 

Mỗi bé sẽ phù hợp với từng phương pháp dạy khác nhau 

Cách giúp trẻ nâng cao cảm xúc mà ba mẹ nên biết 

Thế đâu là những cách giúp nâng cao cảm xúc của bé mà quý phụ huynh nên nắm được, đặc biệt là trong giai đoạn vàng phát triển cảm xúc của con? 

Sử dụng tài liệu và ứng dụng 

Các tài liệu mà chúng ta có thể kể đến nhưng những mẩu truyện nhỏ về đạo đức, cổ tích,… Và một vài ứng dụng tương tác hữu ích mà ta có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet nhờ sự phát triển không ngừng của công nghệ.  

Cách giúp trẻ nâng cao cảm xúc mà ba mẹ nên biết 

Thay vì cấm trẻ không đọc đọc truyện, không được chơi điện thoại thì tại sao chúng ta không sử dụng những tài liệu và ứng dụng này để con vừa được giải trí, vừa có cơ hội để cải thiện chỉ số cảm xúc của bé cha mẹ nhỉ? 

Chơi cùng bạn bè, người thân 

Đây sẽ là cách giúp con biết cách thể hiện cảm xúc và tương tác với mọi người xung quanh chứ không dừng lại ở ba và mẹ. Đồng thời, bé cũng sẽ học được cách của chính những bạn bè, người thân của mình thể hiện cảm xúc như thế nào để tổng hợp và chọn lọc nhằm tạo dựng nên chính tính cách của bản thân. 

Cách giúp trẻ nâng cao cảm xúc mà ba mẹ nên biết 1

Vậy nên cha mẹ cần phải giúp con tiếp xúc với những người bạn tốt, người thân trong gia đình với thái độ cảm xúc và tính cách phù hợp nếu như mốt con được phát triển một cách toàn diện nhất! 

Giải phóng cảm xúc 

Khi còn bé, trẻ sẽ không nói chuyện được hay đơn giản là không biết bày tỏ những cảm xúc tích cực, tiêu cực đang dồn nến bên trong trẻ. Hiểu được điều đó, Bamboo School gợi ý cho phụ huynh có thể giúp con đạt được trạng thái cân bằng trong cảm xúc của bé thông qua các hoạt động nghệ thuật như: 

  • Vẽ tranh 
  • Tô màu 
  • Nặn đất sét 
  • Ca hát 
  • Nhảy múa 
  • Diễn kịch 
  • Hay các môn thể thao khác như: đá banh, võ thuật,… 

Kiểm soát cảm xúc

Đã học được giải phóng cảm xúc thì cha mẹ cũng phải giúp con biết cách kiểm soát cảm xúc. Một vài phương pháp đơn giản mà các bác sĩ tâm lý vẫn khuyên dù là con nít hay người lớn vẫn có thể áp dụng như: 

  • Mỗi khi có cảm xúc tiêu cực dồn nén, bạn có thể điếm từ 1 đến 10 nhiều lần để cơn giận nguôi ngoai. 
  • Hít thở đều giúp cân bằng cảm xúc. 
  •  

Cách giúp trẻ nâng cao cảm xúc mà ba mẹ nên biết 1

Một số hoạt động giúp giáo dục Cảm xúc của bé hiệu quả 

HIểu được những nguyên tắc vàng cũng như là những cách nâng cao cảm xúc của bé thì tại sao phụ huynh không thể tìm hiểu một số hoạt động thực tiện mà cha mẹ có thể áp dụng vào chính cuộc sống thường nhật nhằm giáo dục và định hướng sự phát triển trong cảm xúc của trẻ nhỉ? 

Luyện tập thể dục thể thao 

Thể chất và tinh thần luôn là 2 thứ đi đôi và tác động lẫn nhau. Một người có sức khỏe thể chất yếu sẽ khó có được sức khỏe tinh thần mạnh mẽ. Vậy nên cha mẹ có thể dành một ít thời gian mỗi tuần để con có thể rèn luyện cơ thể. Vừa giúp con nâng cao được sức đề kháng, có được một vóc dáng cân đối, khỏe mạnh mà cảm xúc của bé cũng trở nên tích cực hơn. 

Một số hoạt động giúp giáo dục Cảm xúc của bé hiệu quả

Viết nhật ký 

Dạy cho con cách viết nhật ký không chỉ giúp con sắp xếp lại những hành động theo cảm xúc của mình, mà còn giúp con tư duy, có thêm một cơ hội để suy nghĩ lại những việc xảy ra trong ngày. Từ đó con có thể lựa chọn học hỏi, phân định đúng sai và sửa chữa những gì còn thiếu sót về cách phản ứng của bản thân đối với sự việc, sự vật đến từ yếu tố bên ngoài. 

Một số hoạt động giúp giáo dục Cảm xúc của bé hiệu quả 1

Tổng kết 

Trên là những thông tin về cảm xúc của bé cũng như là các nguyên tắc vàng giúp phát triển cảm xúc của bé mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nên tham khảo để có thể định hướng được phương pháp nuôi dạy con một cách toàn diện nhất. Cha mẹ đừng quên hãy thường xuyên ghé thăm website của Bamboo School vì vẫn còn rất nhiều kiến thức xoay quanh vấn đề dạy con đang chờ các bạn tìm đọc đấy! 

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan