Các bậc phụ huynh hiện đại thường có xu hướng cho con trẻ học ngoại ngữ từ sớm. Tuy nhiên, lứa tuổi phù hợp học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh, là bao nhiêu? Thắc mắc này sẽ được Bamboo School giải đáp chi tiết dưới đây, cha mẹ hãy cùng khám phá.
Tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh đối với trẻ nhỏ
Hiện nay, Tiếng Anh là một trong những loại ngôn ngữ có độ thông dụng hàng đầu trên thế giới. Thậm chí, trong cuộc sống hàng ngày của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, tiếng Anh đã len lỏi và là một phần vô cùng quen thuộc.
Tiếng Anh là một công cụ để tiếp cận với nguồn tri thức rộng mở của thế giới. Tăng cơ hội phát triển các kỹ năng, nhận thức và tương lai sự nghiệp học tập, làm việc cho người học.
Với yếu tố này, tiếp xúc và học Tiếng Anh đã trở thành xu hướng toàn cầu hóa. Để có thể thuận lợi trong việc hội nhập và phát triển sau này, việc học Tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ hiện nay là thực sự cần thiết. Đó cũng là lý do vì sao các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm đến vấn đề lứa tuổi phù hợp học ngoại ngữ.
Trẻ học ngoại ngữ sớm cho những lợi ích gì?
Các chuyên gia đã nghiên cứu và đánh giá cao những lợi ích tích cực của việc học ngoại ngữ từ sớm đối với trẻ nhỏ. Bao gồm:
Kích thích não bộ
Não bộ của trẻ nhỏ có khả năng ghi nhớ, tiếp thu hiệu quả hơn nhiều so với người lớn. Vì vậy để rèn luyện tính linh hoạt, khả năng phản xạ nhanh nhạy trong xử lý thông tin của não bộ, trẻ em nên được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai từ sớm.
Nâng tầm tri thức
Khi có ngoại ngữ làm thẻ thông hành, trẻ sẽ có cơ hội tìm tòi và khám phá nhiều kiến thức hơn. Thông qua tiếp xúc với giáo viên bản xứ, xem sách vở, phim ảnh, mạng internet… để tiếp cận với nguồn tri thức rộng mở của thế giới. Từ đó giúp trẻ nâng tầm hiểu biết của bản thân một cách vượt trội hơn.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Với khả năng tốt trong việc sử dụng ngoại ngữ, trẻ có cơ hội được rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp. Nhờ đó, các mối quan hệ xung quanh của trẻ trở nên đa dạng, nhiều màu sắc hơn.
Có nhiều cơ hội phát triển bản thân
Xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho toàn bộ cư dân trên thế giới. Bao gồm cơ hội học tập, phát triển bản thân không giới hạn và cơ hội tìm kiếm việc làm rộng mở.
Lứa tuổi phù hợp học ngoại ngữ cho trẻ
Với tầm quan trọng của ngoại ngữ nên rất nhiều cha mẹ quan tâm lứa tuổi phù hợp học ngoại ngữ là bao nhiêu?”. Theo các chuyên gia, trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu.
Trẻ trong giai đoạn Mầm Non và Tiểu Học (3 – 10 tuổi)
Mầm non và Tiểu học với độ tuổi từ 3 đến 10 là lứa tuổi phù hợp học ngoại ngữ tốt nhất cho trẻ. Đây là thời điểm mà trí tuệ của trẻ đang dần được khai mở, việc đưa những kiến thức mới vào não bộ của trẻ là thích hợp nhất.
Tuy nhiên, cần có phương pháp giáo dục ngôn ngữ thích hợp. Tránh tình trạng trẻ bị nhầm lẫn các hệ ngôn ngữ, khiến cho việc tiếp thu, sử dụng ngôn ngữ của trẻ bị rối loạn.
Những đối tượng Trung Học Cơ Sở và Trung Học Phổ Thông (11 – 18 tuổi)
Ở bậc Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông, trẻ có ý thức nhất định về tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc học ngoại ngữ. Do đó, đây là một giai đoạn mà nhu cầu học tiếng nước ngoài của trẻ cũng rất cao.
Theo các chuyên gia, việc đầu tư cho trẻ trong học ngoại ngữ ở thời điểm này là rất hợp lý. Cha mẹ nên ủng hộ, hướng dẫn con để trẻ có những định hướng đúng đắn trong vấn đề này.
Những đối tượng Đại Học và Sau Đại Học (19 tuổi trở lên)
Nhu cầu rèn luyện và trau dồi ngôn ngữ cho việc học tập cũng như cơ hội việc làm sau học tập ở bậc Đại học cũng như sau Đại học là rất lớn. Ý thức mạnh mẽ của việc buộc phải học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh nếu như không muốn tụt hậu lại so với bạn bè, đồng nghiệp khiến cho quá trình học có nhiều động lực hơn.
Tuy nhiên, đây không phải là lứa tuổi phù hợp học ngoại ngữ nhất. Giai đoạn này, tính hiệu quả trong việc học ngoại ngữ khó có thể đạt được như mong muốn. Bởi các tiềm năng về trí óc cũng như nhiều yếu tố khác không được như giai đoạn nhỏ tuổi hơn.
Có nên ép buộc trẻ học ngoại ngữ?
Theo nhiều người có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy ngoại ngữ, việc ép buộc trẻ học một ngôn ngữ khác là điều thực sự không nên. Bởi theo quy luật, bất cứ điều gì mà trẻ không hứng thú đều khó có thể đi sâu vào tiềm thức của trẻ.
Nếu như cứ bắt buộc trẻ phải tiếp cận, ghi nhớ những kiến thức về ngôn ngữ thứ hai sẽ khiến cho trẻ gặp nhiều vấn đề tiêu cực. Điển hình là việc trẻ hình thành tâm lý phản nghịch với ngoại ngữ nói riêng và với việc học tập nói chung.
Không chỉ vậy, với trẻ quá nhỏ, việc học nhiều thứ tiếng cùng một lúc có thể đem đến một mối nguy hại khó lường. Đó là tình trạng rối loạn ngôn ngữ, ảnh hưởng đến giao tiếp, học tập và cuộc sống thường nhật của trẻ.
Do vậy, hãy để trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ một cách tự nhiên bằng những biện pháp giáo dục thích hợp. Hướng trẻ đến ngôn ngữ thứ hai bằng những điều tích cực, vui vẻ nhất. Khơi gợi sự đam mê, thích thú cho trẻ trong quá trình học tập. Như vậy, việc tiếp thu và ghi nhớ lâu kiến thức về ngôn ngữ mới sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có những hiểu biết đúng đắn nhất về lứa tuổi phù hợp học ngoại ngữ. Từ đó có định hướng tốt nhất cho con cái của mình trong vấn đề học ngôn ngữ thứ hai. Bamboo School hi vọng những đứa trẻ sẽ được sự giáo dục đúng lúc để có một tương lai tốt đẹp hơn.