.
.
.

[Chia Sẻ] Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ

Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ

Thói quen trì hoãn ở trẻ là tính cách xấu cần phải loại bỏ ngay từ sớm. Nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức cũng như cuộc sống sau này của trẻ. Trong bài viết hôm nay, Bamboo School sẽ phân tích chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục để các bậc phụ huynh tham khảo.

Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ

Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ

Thói quen trì hoãn do nguyên nhân nào?

Thói quen trì hoãn ở trẻ không phải là bệnh lý mà do nhiều nguyên nhân khác tạo thành. Cụ thể:

Nỗi sợ không biết cách làm

Nhiều đứa trẻ có vẻ bề ngoài ngang bướng và nghịch ngợm nhưng sâu bên trong tâm hồn lại vô cùng tội nghiệp, đáng thương. Đôi khi tính cách này lại đến từ áp lực của người lớn khi đặt quá nhiều kỳ vọng vào con. Tình trạng sợ hãi không hoàn thành công việc bởi không biết cách làm sẽ gây nên thói quen trì hoãn ở trẻ.

Thói quen trì hoãn ở trẻ do sợ hãi

Thói quen trì hoãn ở trẻ do sợ hãi

Nỗi sợ thất bại

Một đứa trẻ cầu toàn luôn mong muốn mọi thứ phải hoàn hảo khi được giao bất kỳ công việc gì. Tâm lý này không hề giúp trẻ tốt hơn mà còn khiến cho trẻ trở nên sợ hãi nếu như khi chúng không làm được. Điều này làm con tìm cách lảng tránh và và muốn lẩn tránh càng lâu càng tốt.

Tâm lý ỷ lại

Trong một số trường hợp, trẻ không làm được mà có người khác làm thay. Như vậy chúng sẽ hình thành thói quen trì hoãn. Điển hình như:

  • Không làm việc nhà bởi có ba mẹ làm hộ.
  • Không làm được việc sẽ nhờ người lớn.
  • Không làm bài tập sẽ nhờ anh chị làm hộ.
  • Vấp ngã nhưng nằm chờ để người khác đến đỡ dậy.

Tâm lý ỷ lại như vậy vô cùng nguy hiểm. Bởi nó có thể khiến đứa trẻ trở thành con người lười biếng và ích kỷ.

Thiếu đi sự tập trung

Một đứa trẻ khi mải mê vào thiết bị điện tử sẽ dành nhiều thời gian với nó. Khi đó, chúng sẽ không thể tập trung vào công việc được giao và hình thành thói quen trì hoãn ở trẻ.

Thói quen trì hoãn ở trẻ do thiếu tập trung

Thói quen trì hoãn ở trẻ do thiếu tập trung

Tác hại của thói quen trì hoãn

Thói quen trì hoãn ở trẻ gây nên nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách Cụ thể:

  • Hình thành những thói quen không tốt như: Thiếu tính kỷ luật, thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình và công việc, trì trệ trong trong mọi vấn đề…
  • Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập so với bạn bè cùng trang lứa.
  • Thói quen trì hoãn ở trẻ sẽ khiến trẻ bỏ lỡ cơ hội tốt để phát triển năng lực của bản thân.
  • Không còn muốn nỗ lực, phấn đấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Tác hại của thói quen trì hoãn ở trẻ

Tác hại của thói quen trì hoãn ở trẻ

Loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ

Có rất nhiều tác hại của thói quen trì hoãn ở trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu để khắc phục thói quen này từ sớm để giúp con phát huy năng lực và thế mạnh của bản thân. Dưới đây là một số giải pháp, cha mẹ hãy tham khảo:

Hướng dẫn trẻ thực hiện công việc rõ ràng

Sự trì hoãn ở trẻ đôi khi đến từ việc chúng không biết cách làm. Vì thế, ba mẹ hãy hướng dẫn chi tiết về công việc để con có thể chủ động hoàn thành tốt. Đây là cách loại bỏ thói quen trì hoãn vô cùng hiệu quả.

Hướng dẫn trẻ thực hiện công việc rõ ràng

Hướng dẫn trẻ thực hiện công việc rõ ràng

Dạy trẻ tự quản lý thời gian

Từ khi còn nhỏ, ba mẹ hãy dạy trẻ biết quý trọng thời gian. Không nên trì hoãn mà hãy làm mọi việc ngay khi có thể. Muốn con hoàn thành công việc, hãy lên kế hoạch và phân bổ thời gian hợp lý.

Ngoài ra, phụ huynh hãy nói chuyện với con nhẹ nhàng và thấu hiểu những gì trẻ muốn nói. Như vậy, trẻ sẽ bằng lòng thực hiện theo và không tỏ ra khó chịu hay muốn trì hoãn nữa.

Ngăn chặn tâm lý ỷ lại

Ba mẹ nên chú ý loại bỏ tâm lý ỷ lại của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Bởi tính cách này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của con. Điều đáng nói, tính ỷ lại một phần là do hành động của phụ huynh và những người xung quanh. Vì thế, hãy để trẻ tự làm thay vì giúp đỡ quá nhiều. Ví dụ:

  • Không nên giúp đỡ khi con có thể tự làm được.
  • Không làm thay việc của con.
  • Không đỡ hoặc cưng nựng trẻ khi chúng tự vấp ngã…

Khi không còn thói quen trì hoãn, trẻ sẽ tự biết làm mọi việc. Từ đó, chúng sẽ tự lập, mạnh mẽ và quyết đoán hơn.

Loại bỏ thói quen xao nhãng

Những đam mê khó bỏ ở trẻ như nghiện điện thoại, xem tivi… sẽ khiến con xao nhãng trong công việc, học tập. Ba mẹ hãy rèn cho trẻ từ bỏ cám dỗ đó để khắc phục thói quen trì hoãn. Tuy nhiên, cách này không hề đơn giản nên ba mẹ cần kiên trì và đồng hành cùng con để cải thiện từ từ.

Loại bỏ thói quen xao nhãng

Loại bỏ thói quen xao nhãng

Lên kế hoạch thực hiện công việc

Hãy lên kế hoạch công việc cụ thể để trẻ tự thực hiện. Ba mẹ có thể yêu cầu con hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định. Không nên ép buộc mà hãy động viên để trẻ biết cách quản lý thời gian và hình thành thói quen làm việc đúng tiến độ được giao.

Kết luận

Thói quen trì hoãn ở trẻ cần được khắc phục ngay từ sớm. Như vậy trẻ sẽ tự tin, chủ động và hình thành thói quen tốt. Vì thế, ba mẹ hãy chủ động tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục giúp con vượt qua sự trì hoãn của bản thân để phát triển toàn diện về nhân cách. Bamboo School hi vọng qua những chia sẻ này có thể hỗ trợ phần nào để nuôi dạy trẻ thành công.

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan