.
.
.

Dấu hiệu trẻ bị trầm cảm cha mẹ nên chú ý

Dấu hiệu trẻ bị trầm cảm thường không rõ ràng và rất khó nhận biết nếu cha mẹ quá thờ ơ với trẻ. Tỷ lệ trầm cảm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và gây ra rất nhiều hệ lụy về tinh thần, thể chất, cuộc sống của trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ bị trầm cảm đến từ đâu? Các bậc cha mẹ nên có biện pháp nào để phòng tránh căn bệnh này ở trẻ? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ từ bambooschool.edu.vn

Dấu hiệu trẻ bị trầm cảm cha mẹ nên chú ý

Dấu hiệu trẻ bị trầm cảm cha mẹ nên chú ý

Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị trầm cảm đa số xuất phát từ gia đình

Trẻ em bị trầm cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do các yếu tố môi trường sống hoặc do di truyền.Thông thường, nguyên nhân chính lại là từ phía gia đình của trẻ.

Nguyên nhân trầm cảm đến từ gia đình

Nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu trẻ bị trầm cảm đến từ gia đình

Cha mẹ đánh giá thấp và phủ nhận mọi sự cố gắng của con

Sự đánh giá của cha mẹ là cách giúp trẻ khẳng định giá trị bản thân. Nhưng không ít những bậc cha mẹ lại làm tổn thương trẻ bằng cách đổ lỗi cho trẻ mỗi khi làm gì sai, chê bai khi trẻ gặp thất bại, không tin tưởng khi trẻ bị người khác vu oan.

Cách giao tiếp bất thường này của cha mẹ vô tình khiến trẻ mất đi sự tự tin của bản thân và dễ dàng rơi vào bóng tối trong tâm lý.

Gia đình thờ ơ, không quan tâm đến tình cảm của trẻ

Mỗi trẻ em đều cần được gia đình quan tâm, yêu thương và chăm sóc. Khi bị cha mẹ bỏ bê, không để tâm đến tình cảm của mình, trẻ có xu hướng trở nên biệt lập, tự tìm thú vui khác và không còn tiếng nói chung với gia đình.

Nguyên nhân cao khiến trẻ bị trầm cảm đến từ gia đình

Nguyên nhân cao khiến trẻ bị trầm cảm đến từ gia đình

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến tâm lý trẻ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Những cảm xúc tồi tệ và tiêu cực sẽ liên tiếp xuất hiện khiến trẻ có thể tự làm tổn thương cơ thể vì không được cha mẹ coi trọng.

Sự kì vọng quá cao từ gia đình

Nhiều gia đình thường xuyên so sánh, áp đặt trẻ đến từng chi tiết trong cuộc sống hàng ngày và trong thành tích học tập khiến cho trẻ luôn bị áp lực. Trẻ sẽ quen dần với việc làm hài lòng người khác ngay cả khi bản thân thấy khó chịu. Từ đó, mất dần ý thức về cảm xúc thật của mình.

Khi sự kỳ vọng của cha mẹ càng cao, trẻ sẽ bị ức chế, gò bó và dần rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi gây trầm cảm.

Bị bạo hành, đánh đập

Trẻ bị bạo hành, đánh đập là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị trầm cảm. Phần lớn trẻ bị bạo hành thường sống khép kín, có xu hướng sợ hãi, che giấu và chịu đựng. Từ đó, trẻ luôn bị ám ảnh, lo sợ và dễ mắc bệnh trầm cảm.

Cha mẹ thiếu sự đồng cảm, chia sẻ

Khi cha mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng tư, sở thích cá nhân, áp đặt trẻ ngay cả những điều trẻ không muốn. Trẻ không tâm sự được với cha mẹ, thường xuyên bị chê trách, la mắng. Lâu dần, trẻ mất đi kết nối với cha mẹ, dễ nóng giận, phản kháng lại những yêu cầu của cha mẹ và có xu hướng bị trầm cảm cao.

Nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm

Nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu trẻ bị trầm cảm?

Dấu hiệu trẻ bị trầm cảm đang dần gia tăng và luôn ở mức báo động. Tình trạng này thường xuất hiện ở bé gái nhiều hơn bé trai, đặc biệt ở những trẻ bước vào giai đoạn dậy thì sớm. Khi nghi ngờ dấu hiệu trẻ bị trầm cảm, cần đưa con đến gặp các bác sĩ nhi khoa kết hợp với các chuyên gia tâm lý để thăm khám và chẩn đoán tình trạng sức khỏe của trẻ khi phát hiện Dấu hiệu trẻ bị trầm cảm

Trẻ bị trầm cảm rất dễ bị tác động từ gia đình và môi trường sống bên ngoài. Do đó, các bậc cha mẹ có thể hỗ trợ con điều trị trầm cảm bằng các phương pháp dưới đây:

Nâng cao hiểu biết về bệnh trầm cảm

Cha mẹ nên tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến bệnh trầm cảm. Bởi không phải ai cũng thực sự hiểu được căn bệnh này nghiêm trọng như thế nào. Đa số cho rằng đây là căn bệnh thông thường, buồn nhiều thì từ từ cũng hết.

Nâng cao kiến thức về bệnh cũng là cách để cha mẹ tìm được nguyên nhân khiến con bị trầm cảm, giúp đỡ con vượt ra khỏi bóng tối u uất đang bủa vây.

Tạo mối quan hệ thân thiết và đáng tin cậy với con

Tâm lý của trẻ bị trầm cảm rất khó đoán và khó cải thiện. Cha mẹ cần yêu thương và kiên nhẫn với trẻ. Dành thời gian riêng tư để trò chuyện và lắng nghe trẻ tâm sự với thái độ tích cực, để giúp trẻ có cảm giác thoải mái nhất, tạm thời gạt bỏ được âu lo.

Tuy nhiên, không bắt ép trẻ nói chuyện mà hãy đợi cho đến khi trẻ mở lòng. Khi nói chuyện, tuyệt đối không ngắt lời hay xen vào những lúc trẻ ngập ngừng.

Lắng nghe, khuyến khích, động viên trẻ

Lắng nghe, khuyến khích, động viên trẻ để cải thiện dấu hiệu trẻ bị trầm cảm

Tập trung vào lời nói của trẻ để đảm bảo bạn hiểu đúng vấn đề và giúp trẻ gỡ nút thắt. Cha mẹ hãy trở thành người bạn đáng tin cậy và thân thiết nhất của trẻ. Chia sẻ sự cảm thông với trẻ bằng những lời động viên, hãy nói rằng con đã làm rất tốt.

Khuyến khích, động viên trẻ thăm khám

Tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia tâm lý là biện pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh trầm cảm ở trẻ. Nếu trẻ phản đối trị liệu tâm lý, cha mẹ hãy giải thích rõ hơn về quá trình điều trị, tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, an toàn.

Hãy khuyến khích, động viên trẻ thăm khám. Chia sẻ rằng các bác sĩ trị liệu sẽ lắng nghe suy nghĩ của con, không phán xét và đưa ra phương pháp phù hợp giúp trẻ thay đổi tâm trạng theo chiều hướng tốt hơn.

Hỗ trợ con trẻ sử dụng thuốc

Mặc dù sự quan tâm, yêu thương, cảm thông và những lời khuyên của cha mẹ có thể giúp con thay đổi tích cực hơn. Nhưng vẫn cần phải cho trẻ sử dụng thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Giải thích cho trẻ hiểu rõ việc dùng thuốc có tác dụng ức chế cảm giác lo lắng, gia tăng cảm giác hạnh phúc, không gây hại gì cho trẻ.

Cha mẹ không được tự ý cho trẻ uống thuốc trầm cảm nếu không được phép của bác sĩ. Bởi dùng sai liều có thế khiến trẻ bị rơi vào tình trạng rối loạn lưỡng cực, bệnh sẽ trầm trọng hơn.

Tham gia trị liệu tâm lý cùng con

Cha mẹ hãy cùng con tham gia các buổi trị liệu tâm lý để có thể hiểu con rõ hơn, biết được những gì con đã trải qua để có hướng thay đổi và giúp đỡ phù hợp.

Cha mẹ cần làm gì khi con bị trầm cảm?

Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện có dấu hiệu trẻ bị trầm cảm?

Kết luận

Dấu hiệu trẻ bị trầm cảm dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi về thể chất, tâm sinh lý bình thường ở trẻ. Điển hình nhất của trầm cảm ở trẻ là trạng thái lo sợ, buồn bã, sống khép mình với xã hội.

Theo các chuyên gia Bamboo School, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ các nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị trầm cảm. Đồng thời, xây dựng lối sống lành mạnh, chăm sóc trẻ bằng tình yêu thương, thường xuyên tâm sự, chia sẻ và hỏi han trẻ để giúp trẻ phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan