.
.
.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị chậm nói

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị chậm nói

Trẻ bị chậm nói là một trong những tình trạng bệnh lý gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể cần hoặc không cần sự can thiệp của các chuyên gia y tế. Vậy cha mẹ nên làm gì để trẻ chậm nói có cơ hội phát triển bình thường? Cùng các chuyên gia Bamboo School tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục sớm tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ qua bài viết dưới đây.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị chậm nói

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị chậm nói

Những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói?

Trẻ bị chậm nói sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về cảm xúc, trí não, các hoạt động, thậm chí gây ra tình trạng tự kỷ. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói, đó là:

nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nguyên nhân từ các rối nhiễu tâm lý

Trẻ hạn chế tương tác với mọi người, không có hứng thú với các hoạt động tập thể, không thích những khu vực đông người. Trẻ có xu hướng thích tự chơi một mình, ngại giao tiếp. Trẻ không có nhu cầu quan sát, bắt chước lời nói, hành động của người khác, dẫn đến chậm nói. Đây là một tình trạng bệnh lý xuất phát từ hội chứng Rối loạn phổ tự kỷ. Ngoài ra, chậm nói còn do nguyên nhân trẻ chậm nhận thức, chậm phát triển trí tuệ.

Chậm nói do một số yếu tố về môi trường sống

Các yếu tố môi trường như nguồn nước, nguồn dinh dưỡng, thức ăn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và khả năng phát triển trí não của trẻ. Trẻ ít được gia đình quan tâm, bố mẹ ít dành thời gian chơi với trẻ. Cho trẻ xem điện thoại quá 3 giờ mỗi ngày. Cưng chiều trẻ quá đà, đáp ứng mọi điều kiện của trẻ. Cung cấp tất cả những gì trẻ muốn mà không cần trẻ phải nói ra.

Do các yếu tố thính lực của trẻ

Nguyên nhân xuất phát từ yếu tố thính lực của trẻ thường dẫn đến khả năng trẻ không nghe thấy gì nên trẻ sẽ không biết cách nói chuyện. Những nguyên nhân này cần can thiệp y tế, có thể dùng biện pháp phẫu thuật điều trị cho trẻ trong giai đoạn trước 5 tuổi để kết quả khả quan hơn. Tình trạng xấu nhất là trẻ phải đeo máy trợ thính thường xuyên vì vẫn không nghe được.

Nguyên nhân trẻ bị chậm nói

Nguyên nhân trẻ bị chậm nói

Trẻ bị chậm nói phải làm sao?

Môi trường sống và các vấn đề phát triển tâm lý ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Dấu hiệu trẻ bị chậm nói sẽ được phát hiện qua từng cột mốc, từng lứa tuổi. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải nắm chắc chắn các kiến thức cần thiết, các yếu tố, nguyên nhân, các dấu hiệu khởi phát tình trạng chậm nói ở trẻ để giúp con cải thiện tình hình.

Cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân

Thăm khám giúp sớm phát hiện nguyên nhân trẻ bị chậm nói, đặc biệt là ở những trẻ bị tự kỷ hoặc điếc bẩm sinh. Hãy cho trẻ đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh ngay khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ từ 6-8 tuần tuổi không phản ứng lại khi nghe giọng nói của cha mẹ hoặc âm thanh to.
  • Trẻ 2 tháng tuổi gần như không phản ứng hoặc phản ứng chậm khi cha mẹ cười đùa.
  • Trẻ 3 tháng tuổi có biểu hiện thờ ơ, không chú ý với mọi người và mọi vật xung quanh.
  • Trẻ 4 tháng tuổi không phản xạ quay đầu khi nghe tiếng gọi và các âm thanh phát ra.
  • Trẻ 18 tháng tuổi vẫn chưa nói được các từ đơn. Trẻ không hiểu được những câu đơn giản như “có”, “không”.
  • Trẻ 24 tháng tuổi không nói được những câu dài 6 từ, không học hỏi thêm những từ ngữ mới.
  • Trẻ 36 tháng tuổi vẫn không nói được những câu đơn giản. Cha mẹ hướng dẫn nhưng trẻ vẫn không hiểu và không làm theo.
Dạy trẻ nói hàng ngày bằng những từ đơn giản

Dạy trẻ nói hàng ngày bằng những từ đơn giản

Dạy trẻ nói hàng ngày

Nói chuyện với trẻ hàng ngày, mọi lúc mọi nơi bằng những câu từ đơn giản, rõ ràng, ngắn gọn. Hãy bắt đầu bằng các danh từ và động từ trực quan, sinh động để giúp trẻ nghe hiểu dễ dàng. Cách tốt nhất là dạy trẻ nói theo những tình huống thường xảy ra hàng ngày và tạo ra nhiều tình huống để sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe. Đặt ra những câu hỏi đơn giản để trẻ có thể trả lời. Giúp trẻ tập trung vào những điều bạn nói, những vật bạn muốn trẻ chú ý để hình thành khả năng lắng nghe, phản hồi, cải thiện khả năng ngôn ngữ.

Cho trẻ giao lưu với bạn bè để kích thích nhu cầu giao tiếp

Cho trẻ tiếp xúc, giao lưu với nhiều bạn bè hơn để kích thích trí tưởng tượng, nhu cầu giao tiếp của trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể cùng bạn. Tạo cho trẻ môi trường giao tiếp với bạn bè ở bất cứ đâu, thường xuyên cho trẻ đến những nơi đông người.

Không nên cho trẻ sử dụng nhiều thiết bị điện tử

Nếu bạn quá bận rộn, không có thời gian quan tâm đến trẻ mà để cho trẻ sử dụng nhiều các thiết bị điện tử nhu tivi, máy game, ipad, điện thoại… Lúc này trẻ chỉ nhận thông tin từ một chiều nên sẽ hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ, khiến trẻ bị chậm nói.

Trẻ chậm nói do lạm dụng thiết bị điện tử quá đà.

Trẻ chậm nói do lạm dụng thiết bị điện tử quá đà.

Thăm khám các bác sĩ chuyên môn kịp thời

Nếu nhận thấy các biểu hiện của trẻ bị chậm nói, kèm theo các rối loạn tâm lý mặc dù bạn đã dùng mọi biện pháp tích cực để giúp trẻ cải thiện nhưng tình hình không khả quan. Cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên môn để tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Kết luận

Trẻ bị chậm nói cần được cha mẹ tương tác thường xuyên, dành nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc. Cha mẹ hãy ưu tiên dành những khoảng thời gian rảnh rỗi cho trẻ, luôn trả lời mỗi khi trẻ đặt câu hỏi. Cùng trẻ làm những điều giản đơn, dạy trẻ những từ ngữ mới, tập cho trẻ nghe nhiều âm thanh khác nhau, khuyến khích trẻ tự do phát triển ngôn ngữ để giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm nói. Theo dõi Bambooschool.edu.vn thường xuyên để nhận nhiều thông tin hữu ích trong chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan