.
.
.

Câu ghép là gì? Các cách nối câu ghép? Bài tập về câu ghép có đáp án

Tiếng Việt được xem là một trong số ngôn ngữ khá khó học vì có các loại câu, dấu câu và cả cách sử dụng khác nhau. Trong số đó, phải kể đến câu ghép. Vậy câu ghép là gì? Các cách nối câu ghép? Hãy cùng BamBoo tìm hiểu ở bài viết sau nhé!!

Câu ghép là gì? Khái niệm của câu ghép

Câu ghép là câu được ghép lại từ 2 vế trở lên, mỗi vế của câu ghép ghép có cấu tạo đầy đủ như một câu đơn bao gồm chủ ngữ – vị ngữ và mang ý nghĩa gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên một câu hoàn chỉnh.

Câu ghép là gì? Khái niệm của câu ghép

Có 3 cách nối các câu thành 1 câu ghép:

  • Nối bằng quan hệ từ
  • Nối trực tiếp
  • Sử dụng các từ nối

>>> Xem thêm: Từ ghép là gì?

Tác dụng của câu ghép

Câu ghép được dùng để liên kết các vấn đề có sự gắn kết với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, người ta lựa chọn sử dụng câu ghép để nâng cao hiệu quả cho người nghe, người đọc. Ngoài ra, sử dụng câu ghép để tránh bị hụt ý, mang lại ý nghĩa câu văn một cách trọn vẹn nhất.

Tác dụng câu ghép

Các loại câu ghép

Có 2 loại câu ghép chính:

Các loại câu ghép

2 loại câu ghép chính

Câu ghép đẳng lập

Là câu ghép gồm 2 vế có quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào ý nghĩa của nhau. Các cấu tạo từ câu ghép đẳng lập được liên kết bằng quan hệ ngang hàng do mối liên kết không chặt chẽ.

Ví dụ: Vy quét nhà hoặc tôi quét

Câu ghép chính phụ

Là câu ghép được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng hoặc quan hệ từ. Các câu phụ được ghép với câu chính mang ý nghĩa gắn kết chặt chẽ với nhau.

Ví dụ: Nếu em học tập chăm chỉ thì điểm bài kiểm tra sẽ cao.

Các mối quan hệ trong câu ghép

Một số ví dụ về câu ghép có mối quan hệ khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau:

Quan hệ nguyên nhân – hệ quả

(vì… nên…; do…. nên…; bởi… nên….; bởi vì… nên….)

Ví dụ: 

  • Vì muốn mua xe đạp để đi học nên Lan đã đập ống heo tiết kiệm.
  • Do trời mưa nên Tuấn không thể về nhà ngay được.

Quan hệ điều kiện – kết quả

(nếu… thì….; nếu như..thì; hề … thì….; hễ….mà..; giá mà… thì)

Ví dụ:

  • Nếu biết hôm nay trời sẽ mưa thì tôi đã mang theo dù
  • Giá mà tôi ôn kỹ bài hơn thì điểm của tôi sẽ đạt tuyệt đối

Quan hệ tương phản

(tuy…. nhưng…., mặc dù – mặc dầu….nhưng…, dù…nhưng…)

Ví dụ:

  • Mặc dù biết rằng hôm nay có bài kiểm tra nhưng tôi không học bài
  • Dù đã cố gắng dậy sớm nhưng tôi vẫn trễ tiết học của mình

Quan hệ tăng tiến

(càng…càng…, bao nhiêu….bấy nhiêu…..)

Ví dụ:

  • Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
  • Thủy Tinh dâng nước sông lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh dâng núi dâng cao lên bấy nhiêu.

Quan hệ lựa chọn

(hay, hay là, hoặc là)

Ví dụ:

  • Bạn trả tiền bữa ăn này hay tôi?
  • Cậu đến đón Vy trước hay là đón tôi trước?
  • Hoặc là chúng ta chiến đấu đến cùng rồi chết trong danh dự hoặc là đầu hàng và chết trong nhục nhã.

Quan hệ bổ sung

(không những…mà còn, chẳng những…mà…,không chỉ…. mà…..)

Ví dụ:

  • Vy không những hát hay mà còn học rất giỏi.
  • Lão Hạc không những là người thật thà, chất phác mà còn rất giàu lòng tự trọng và hết mực yêu thương con.
  • Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng nguy khốn.

Quan hệ tiếp nối

(vừa… cũng, vừa…. đã….)

Ví dụ:

  • Tôi vừa học xong ở trường, trời cũng vừa tạnh mưa.
  • Tôi vừa ngẩng đầu lên, đã thấy ngôi sao băng vụt qua, thật tuyệt.

Quan hệ đồng thời

(…..còn….., vừa….vừa…., trong khi…. thì…..)

Ví dụ:

  • Tôi và Vy sắp xếp bàn ghế cho ngay ngắn còn Mạnh và Quyên sẽ chuẩn bị bài thuyết trình.
  • Mẹ tôi vừa nấu ăn, vừa phơi quần áo.
  • Trong khi chị Dậu lo chạy vạy kiếm đủ tiền đóng sưu thì anh Dậu bị chúng lôi ra đình đánh đập thậm tệ.

Quan hệ giải thích

Ví dụ:

  • Bởi vì tôi ngủ quên nên tôi đã đi học muộn
  • Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Quan hệ liệt kê

Ví dụ:

  • Mây đen ùn ùn kéo đến, sấm chớp ầm ầm, gió thổi lồng lộng, những hạt mưa bắt đầu rơi xuống.
  • Hoa cúc, hoa hồng, hoa lan đang toả hương thơm ngát khắp cánh đồng hoa.

Quan hệ đối chiếu

Ví dụ:

  • Bố em là tài xế còn mẹ em là công nhân.
  • Người em hoạt bát còn người chị thì điềm đạm hơn.

Quan hệ nhượng bộ

Ví dụ:

  • Tuy xe bắt đầu khởi hành trễ hơn 30 phút nhưng vẫn đến địa điểm đúng giờ.
  • Mặc dù đây là môn phụ nhưng các em cần phải nghiêm túc chấp hành.

Các cách nối câu ghép? Cho ví dụ minh hoạ về các cách nối câu ghép

Ví dụ về cách nối câu ghép và một số bài tập củng cố kiến thức:

Nối bằng từ ngữ nối

Ví dụ:

  • Bạn đọc hay mình đọc.
  • Tôi mua chứ không phải chúng tôi xin.

Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối

Ví dụ: 

  • Thời tiết dạo gần đây hanh khô, da dẻ dễ bị nứt nẻ.
  • Mưa ào ào trên mái tôn, rào rào ở núi xa.

Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

  • Dùng các quan hệ từ nối như: nhưng, vì, thì là,…
  • Các cặp quan hệ từ như: vì…nên…, bởi vì… thế nên…, nhờ…mà…,…

Ví dụ:

  • Tôi đã cố gắng hết sức nhưng tôi vẫn lên cân.
  • Vì tôi không ngoan ngoãn nên mẹ tôi rất buồn lòng.

Nối bằng cặp từ hô ứng

Dùng các cặp từ: Vừa…. đã….; chưa…. đã….; mới…. đã….; vừa…. đã…..; càng….càng…..;đâu… đấy.;  nào…. ấy.; sao….vậy.; bao nhiêu…..bấy nhiêu.

Ví dụ: 

  • Anh cần bao nhiêu / thì anh lấy bấy nhiêu.
  • Dân càng giàu / thì nước càng mạnh.
Các cách nối câu ghép? Cho ví dụ minh hoạ về các cách nối câu ghép

Các cách nối câu ghép

Bài tập trắc nghiệm về câu ghép có đáp án

Câu 1: Từ “nếu” trong câu ghép là từ chỉ loại quan hệ nào?

A. Quan hệ khả năng, điều kiện

B. Quan hệ nội dung, hình thức

C. Quan hệ bổ sung

D. Quan hệ nguyên nhân, kết quả

Câu 2: Ở câu sau: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” đã sử dụng phương pháp nào để nối câu ghép?

A. Quan hệ bổ sung

B. Dấu câu và từ có quan hệ điều kiện

C. Quan hệ nguyên nhân

D. Dấu câu

Câu 3: Nếu không sử dụng quan hệ từ để nối các vế câu thì phải sử dụng dấu câu nào?

A. “:”

B. “;”

C. “,”

D. “.”

Câu 4: Câu nào không phải là câu ghép?

A.Hôm nay Vy đi học còn Hùng đi chơi thể thao

B. Hôm nay Vy đi học và Hùng đi chơi thể thao

C. Hôm nay Vy đi học, Hùng đi chơi thể thao

D. Hôm nay Vy đi học và đi chơi thể thao

Câu 5: Ở câu đơn “Bố đi làm. Mẹ đi chợ” câu ghép nào dưới đây không phù hợp về mặt ý nghĩa?

A. Bố đi làm và mẹ đi chợ

B. Bố đi làm còn mẹ đi chợ

C. Bố đi làm nhưng mẹ đi chợ

D. Bố đi làm, mẹ đi chợ

Câu 6: Câu nào là câu ghép?

A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, để trẻ em thấy điếu thuốc là đẩy con em vào con đường phạm pháp.

B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt

C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc

D. Gió lồng lộng, sấm chớp ầm ầm, những hạt mưa nặng trĩu bắt đầu rơi xuống

Câu 7: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?

A. Ngữ pháp giữa các vế câu

B. Ngữ nghĩa giữa các vế câu

C. Từ loại giữa các vế câu

D. Ngữ âm giữa các vế câu

Câu 8: Câu nào không phải là câu ghép?

A. Mình chạy, Vy cũng chạy

B. Lan hãy để cho chị đi với mẹ, đừng đòi theo chị nữa

C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay

D. Mẹ có đi làm, mẹ mới có tiền đóng học cho con

Câu 9: Ý nào đúng nhất về câu sau?
Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

A. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích

B. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân

C. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện

D. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ

Câu 10: Thế nào là hai cụm chủ vị giải thích?

A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép

B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này

C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu

D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp

Câu 11: Câu sau đây “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ” có kiểu cấu tạo nào?

A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ – vị

B. Câu có hai cụm chủ – vị không chứa nhau

C. Câu có hai cụm chủ – vị chứa nhau

D. Câu có một cụm chủ – vị nằm trong trạng ngữ

Câu 12: Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào?

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

A. Quan hệ nhượng bộ

B. Quan hệ mục đích

C. Quan hệ mục đích

D. Quan hệ điều kiện

Câu 13: Câu ghép nào chỉ quan hệ nhượng bộ?

A. Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay

B. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi

C. Gió càng lớn, lửa càng to

D. Môn này tuy là môn phụ, nhưng các các em cần chú ý

Đáp án

  1. A
  2. D
  3. D
  4. D
  5. C
  6. C
  7. A
  8. B
  9. D
  10. B
  11. B
  12. D
  13. B

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ những gì liên quan về câu ghép là gì? Mong rằng với những kiến thức bổ ích mà Bamboo mang lại, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về ngữ pháp tiếng Việt và hoàn thành xuất sắc bài học khi gặp chúng. Chúc các em thành công.

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan