.
.
.

Loại bỏ thói quen chậm chạp ở trẻ một cách hiệu quả

Loại bỏ thói quen chậm chạp ở trẻ một cách hiệu quả

Một trong những thách thức mà cha mẹ thường phải đối mặt khi nuôi dạy con cái là thói quen chậm chạp ở trẻ. Điều này thường khiến cha mẹ cảm thấy rất khó chịu và muốn giúp con sửa đổi thói quen này ngay từ khi còn nhỏ, nhưng không dễ để thực hiện nếu phụ huynh không có đủ kiên nhẫn vì trẻ ở độ tuổi mới lớn thường rất bướng và khó bảo. Dưới đây, hãy cùng Bamboo School tìm hiểu một số phương pháp loại bỏ thói quen chậm chạp ở trẻ một các hiệu quả tại nhà, hãy thử áp dụng nhé.

Loại bỏ thói quen chậm chạp ở trẻ một cách hiệu quả
Loại bỏ thói quen chậm chạp ở trẻ một cách hiệu quả

Thói quen chậm chạp ở trẻ là do đâu?

Trẻ bị rối loạn nhịp điệu

Trẻ em thường có nhịp điệu riêng trong sinh hoạt hàng ngày, khác biệt so với người lớn. Mặc dù khả năng kiểm soát cơ thể của trẻ không như người lớn, nhưng điều này là bình thường và không nên đánh giá theo tiêu chuẩn của người lớn. Cha mẹ thường cảm thấy lo lắng và có xu hướng thúc giục trẻ em theo nhịp điệu của họ, nhưng việc này có thể làm phá vỡ sự tự nhiên và linh hoạt trong sinh hoạt của trẻ. Thực tế, việc thúc giục có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực và ngày càng chậm hơn trong việc phát triển và học tập.

Nguyên nhân của sự chậm chạp có thể là do trẻ bị rối loạn nhịp điệu
Nguyên nhân của sự chậm chạp có thể là do trẻ bị rối loạn nhịp điệu

Mang lại cảm xúc tiêu cực cho trẻ

Nếu cha mẹ không thúc giục trẻ hành động, chúng sẽ trở nên lề mề và chậm chạp trong các hoạt động. Tuy nhiên, nếu cha mẹ áp đặt quá nhiều, trẻ có thể phản kháng và xuất hiện biểu hiện cảm xúc tiêu cực. Thậm chí, áp đặt quá mức có thể gây ra sự nổi loạn trong tâm lý của trẻ, và điều này khiến chúng ngày càng chậm chạp hơn.

Cha mẹ không nên quá thúc ép vì sẽ mang lại cảm xúc tiêu cực cho trẻ
Cha mẹ không nên quá thúc ép vì sẽ mang lại cảm xúc tiêu cực cho trẻ

Trẻ có vấn đề tâm lý

Trên thực tế, một số cha mẹ thúc giục con cái vì bản thân họ rất nóng tính. Thế nhưng trong suy nghĩ của trẻ, chúng nghĩ mình làm gì cũng chậm chạp, dẫn tới sự thiếu tự tin vào bản thân.

Tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu thái độ của bố mẹ quá tiêu cực
Tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu thái độ của bố mẹ quá tiêu cực

Loại bỏ thói quen chậm chạp ở trẻ?

Tặng con một chiếc đồng hồ báo thức

Đối với nhiều trẻ em, khái niệm về thời gian không phải là điều họ hiểu rõ hoặc cảm nhận được một cách trực quan, đó là nguyên nhân dẫn đến thói quen chậm chạp ở trẻ. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển ý thức về thời gian bằng cách sử dụng các phương tiện như đặt đồng hồ báo thức và thiết lập thời gian cho các hoạt động cụ thể. Bằng cách này, trẻ sẽ học được cách tự quản lý thời gian và dần dần hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Một chiếc đồng hồ báo thức sẽ giúp trẻ quản lý tốt thời gian
Một chiếc đồng hồ báo thức sẽ giúp trẻ quản lý tốt thời gian

Qua việc thực hiện các hoạt động theo thời gian, trẻ sẽ tự nắm bắt và hình thành ý thức về thời gian trong tiềm thức của họ, từ đó thúc đẩy hành động của mình một cách tự giác và nhanh chóng hơn.

Chuẩn bị đồ dùng học tập từ tối trước

Trước khi đi ngủ vào buổi tối, hãy chuẩn bị sẵn đồ dùng học tập cho trẻ trong ngày hôm sau, đây là một cách để cải thiện thói quen chậm chạp ở trẻ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và để con không cảm thấy bối rối vào mỗi buổi sáng. Dần dần khuyến khích trẻ tự chuẩn bị đồ dùng học tập của mình, phát triển kỹ năng tự chủ và tăng cường ý thức về trách nhiệm.

Chuẩn bị trước đồ dùng học tập vào trước hôm đi học
Chuẩn bị trước đồ dùng học tập vào trước hôm đi học

Chuẩn bị trước những món ăn sáng tiện dụng

Chọn những món ăn đơn giản và dễ chuẩn bị. Bạn không cần phải làm những món ăn phức tạp, chỉ cần một cái gì đó nhanh chóng và dễ dàng. Ví dụ, bánh mì sandwich, ngũ cốc hoặc sữa chua kèm trái cây là những lựa chọn tuyệt vời. Với những món ăn này, con có thể ăn nhanh, tiết kiệm thời gian, không cần đợi đồ ăn nguội như khi ăn các món ăn nóng, con nhanh chán. Muốn loại bỏ thói quen chậm chạp ở trẻ, thì chính bố mẹ cũng phải là người linh hoạt nhanh nhẹn để con noi theo.

Chuẩn bị trước cho con đi học sớm vào mỗi buổi sáng 
Chuẩn bị trước cho con đi học sớm vào mỗi buổi sáng

Sắp xếp quần áo mặc sáng hôm sau từ tối trước

Xác định trước bộ trang phục nào phù hợp với lịch trình của trẻ vào ngày hôm sau để con linh hoạt hơn mỗi khi thức dậy. Ví dụ, nếu trẻ có buổi học nghệ thuật, hãy chọn ra quần áo thoải mái và phù hợp với hoạt động sáng tạo, nếu trẻ có hoạt động thể dục vào buổi sáng, hãy chuẩn bị trước quần áo thể thao và giày dép phù hợp.

Chuẩn bị trước quần áo hôm sau cho con
Chuẩn bị trước quần áo hôm sau cho con

Đưa ra phần thưởng cuối tuần

Để khuyến khích sự nhanh nhẹn của trẻ, bạn có thể áp dụng các phần thưởng như lời khen ngợi, hệ thống điểm thưởng, thời gian thêm cho hoạt động yêu thích, trải nghiệm mới, thời gian chơi trò chơi, hoặc những phần thưởng nhỏ như stickers.

Thưởng cho con nếu con hoàn thành tốt nhiệm vụ 
Thưởng cho con nếu con hoàn thành tốt nhiệm vụ

Dạy cho trẻ biết quý trọng thời gian

Để loại bỏ thói quen chậm chạp ở trẻ, bố mẹ hãy dạy cho trẻ biết cách quý trọng thời gian.  Hãy là một ví dụ tốt về việc quản lý thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Trẻ thường học hỏi từ những hành động của người lớn xung quanh.Thảo luận với trẻ về ý nghĩa của thời gian và tại sao nó quan trọng. Hãy giải thích rằng thời gian là một tài nguyên quý báu và là cơ hội để thực hiện những điều quan trọng trong cuộc sống.

Dạy cho trẻ biết quý trọng thời gian
Dạy cho trẻ biết quý trọng thời gian

Kết luận

Việc loại bỏ thói quen chậm chạp ở trẻ là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, định hình và hỗ trợ từ phía người lớn xung quanh. Để giúp trẻ bỏ thói xấu này, cần thường xuyên chú ý để kích thích, thúc đẩy sự tự chủ của trẻ và giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý thời gian một cách hợp lý. Hy vọng những chia sẻ từ bambooschool.edu.vn sẽ phần nào giúp cha mẹ dẽ dàng hơn trong quá trình nuôi dạy con, chúc cha mẹ thành công.

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan