.
.
.

Con đánh bạn ở trường: Cha mẹ nên hành xử sao cho hợp lý

Con đánh bạn ở trường là tình trạng không hiếm gặp và vấn đề này khiến bố mẹ đau đầu. Vậy nguyên nhân do đâu và cách giải quyết như thế nào hiệu quả thì các bậc phụ huynh hãy cùng Bamboo School tìm lời giải đáp dưới đây.

Con đánh bạn ở trường: Cha mẹ nên hành xử sao cho hợp lý

Con đánh bạn ở trường: Cha mẹ nên hành xử sao cho hợp lý

Xác định nguyên nhân sự việc con đánh bạn ở trường

Khi biết con đánh bạn ở trường, bố mẹ không nên nóng vội mà quát mắng hay phạt trẻ. Thay vào đó, hãy tìm hiểu nguyên nhân của sự việc này thông qua những khía cạnh sau.

Lắng nghe con kể lại sự việc

Hãy lắng nghe con kể lại sự việc để bố mẹ hiểu rõ vấn đề, nguyên nhân khiến con đánh bạn. Lúc này, phụ huynh cần thực sự lắng nghe chứ không chỉ trích, dạy bảo hay tỏ thái độ. Trường hợp lời nói của con và cô giáo có sự mâu thuẫn, bạn hãy thật bình tĩnh và gặng hỏi bé chi tiết hơn.

Xác định nguyên nhân sự việc con đánh bạn ở trường thông qua lắng nghe con

Xác định nguyên nhân sự việc con đánh bạn ở trường thông qua lắng nghe con

Nói chuyện với giáo viên và những người liên quan

Khi thấy con đánh bạn ở trường hoặc cô giáo phản ánh lại, bố mẹ hãy dành thời gian nói chuyện với giáo viên. Đây là cách để bạn tìm hiểu vấn đề và làm rõ nguyên nhân vì sao co đánh bạn. Từ đó sẽ có hướng khắc phục và giải quyết hiệu quả.

Nếu vụ đánh nhau của con có sự chứng kiến của những người khác, phụ huynh hãy trò chuyện với người liên quan. Lúc này đòi hỏi mỗi người phải bình tĩnh để tìm ra chính xác lý do khiến trẻ đánh nhau. Thậm chí cùng ngồi lại bàn bạc để có hướng xử lý hiệu quả nhất mà không làm tổn thương bất cứ ai.

Xác định lý do đằng sau hành vi của con

Con đánh bạn ở trường đôi khi có thể xuất phát từ một số lý do điển hình như:

  • Trẻ cãi nhau với bạn bè và không đạt được những gì con muốn.
  • Trẻ bắt chước hành vi của người chăm sóc, dạy dỗ (giáo viên).
  • Do trẻ phải làm quen với môi trường mới khi bắt đầu đi học nên thường hay buồn bã, giận giữ.
  • Trẻ đang ở giai đoạn khám phá bản thân và cơ thể.
  • Trẻ chưa phát triển ngôn ngữ một cách hoàn thiện do còn nhỏ nên không thể bày tỏ hết mong muốn, cảm xúc của mình.
  • Con bị đói, buồn ngủ hoặc cơ thể không khỏe.
Xác định lý do đằng sau hành vi đánh bạn

Xác định lý do đằng sau hành vi đánh bạn

Hành động của cha mẹ ngay sau sự việc

Ngay sau khi nhận được sự việc con đánh bạn ở trường và nắm được nguyên nhân, bố mẹ cần có hành động khéo léo, tế nhị theo những hướng sau:

Giữ bình tĩnh và không trách mắng con ngay lập tức

Tuyệt đối không trách mắng, chỉ trích con sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương, thậm chí tức bực mà sẽ tiếp tục đánh bạn vào những lần sau. Thay vào đó, bố mẹ hãy giữ bình tĩnh và giải thích cho con hiểu những việc nên làm, việc không nên làm. Trong quá trình giao tiếp hãy sử dụng giọng điệu trầm và sử dụng mắt để tương tác nhằm giúp con bình tĩnh trở lại. Đồng thời, nên sử dụng các từ có ý nghĩa mạnh mẽ, dứt khoát để ngăn cản hành vi của trẻ như “không”, “dừng lại”

Khuyến khích con nhận trách nhiệm về hành động của mình

Khi con đã hiểu ra hành vi của mình là không nên, bố mẹ hãy khuyến khích động viên nhận trách nhiệm về hành động của mình. Điều này giúp trẻ thấy được tác hại của sự việc và sẽ không tái phạm nữa.

Khuyến khích con nhận trách nhiệm về hành động của mình

Khuyến khích con nhận trách nhiệm về hành động của mình

Giúp con hiểu hậu quả của việc đánh bạn

Bố mẹ hãy giải thích việc con đánh bạn ở trường vừa khiến mối quan hệ bạn bè căng thẳng, vừa vi phạm nội quy của trường lớp. Đồng thời, có thể gây tổn thương, nguy hại cho bạn.

Hãy chia sẻ để con hiểu rằng cần yêu thương, chia sẻ với bạn bè thay vì đánh nhau. Đánh bạn sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm sự việc phức tạp hơn.

Dạy con cách giải quyết mâu thuẫn

Thay vì đánh nhau với bạn, bố mẹ hãy dạy con cách giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực sau:

Hướng dẫn cách biểu đạt cảm xúc một cách tích cực

Phụ huynh hãy hướng dẫn con biểu đạt cảm xúc, tâm trạng mà bé đang phải chịu đựng như vui, buồn, tức giận, sợ hãi… Khi con thể hiện được những điều mình mong muốn sẽ nhận được sự thấu hiểu từ mọi người, bạn bè. Từ đó, giúp sự việc được giải quyết theo hướng tích cực.

Hướng dẫn cách biểu đạt cảm xúc một cách tích cực

Hướng dẫn cách biểu đạt cảm xúc một cách tích cực

Dạy con kỹ năng giao tiếp và lắng nghe

Để tránh việc con đánh bạn ở trường, bố mẹ hãy dạy con kỹ năng giao tiếp với người khác cũng như biết lắng nghe bạn bè, mọi người chia sẻ, trình bày. Khi con làm tốt điều này sẽ dễ dàng bày tỏ mong muốn với bạn bè, người khác. Từ đó, mọi vấn đề sẽ được xử lý hiệu quả bằng lời nói thay vì hành động.

Khuyến khích giải quyết xung đột một cách ôn hòa

Bố mẹ hãy nói cho con hiểu tầm quan trọng khi giải quyết xong đột một cách ôn hòa và khuyến khích con điều này. Đồng thời, khi bé làm được, đừng quên dành cho trẻ lời khen, động viên và thể hiện sự tự hào khi con đã giải quyết mâu thuẫn một cách thân thiện.

Khuyến khích giải quyết xung đột một cách ôn hòa

Khuyến khích giải quyết xung đột một cách ôn hòa

Kết luận

Bố mẹ cần xử lý khéo léo và tinh tế khi con đánh bạn ở trường để mang lại hiệu quả tích cực mà không làm tổn thương trẻ. Hy vọng những chia sẻ từ bambooschool.edu.vn sẽ hữu ích và giúp các bậc phụ huynh áp dụng khi cần thiết giảm thiểu nguy cơ con đánh bạn ở trường.

Bamboo School với chương trình đào tạo hội nhập luôn đặt việc giáo dục nhân cách từ những giai đoạn đầu tiên. Phụ huynnh có thể tham khảo thêm những thông tin về chương trình đào tạo đây thông qua những Giá trị cốt lõi của Bamboo School mà chúng tôi mang lại.

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan